Review phương pháp xử lý nước nhiễm Mangan hiệu quả hiện nay

Tình trạng nước sinh hoạt nhiễm mangan khá phổ biến ở nước ta. Sử dụng nguồn nước nhiễm mangan không nguy hiểm như asen, chì, thủy ngân,… nhưng nếu hấp thụ quá nhiều mangan, nó sẽ ảnh hưởng tới hệ thần kinh, tạo ra một hội chúng giống với bệnh parkinson (chứng bệnh rối loạn vận động, cứng cơ, run tay, rối loạn tư thế, dáng đi). Ngoài ra, mangan còn làm giảm trí nhớ, khả năng ngôn ngữ, sự chú ý và kỹ năng vận động đặc biệt đối với trẻ e và phụ nữ mang thai. Không những thế mangan còn gây hỏng các thiết bị, tắc đường ống, gây ố vàng quần áo… Vậy cách xử lý nước nhiễm mangan như thế nào? chúng ta cùng Bếp Hưng Huy tìm hiểu trong bài viết này nhé.


Nước nhiễm mangan là gì?

Khái niệm 

Nước nhiễm mangan là nước có các chỉ số vượt qua mức cho phép của BYT. Đối với nước ăn uống hàm lượng mangan không được vượt quá 0,3 mg/L (QCVN 01: 2009/BY). Thế nhưng ngay cả độ mangan < 0,02mg/l thì có thể tạo ra lớp cặn màu đen đóng bám.


Nguyên nhân khiến nguồn nước nhiễm mangan 

Mangan có mặt trong nước thông qua quá trình rửa trôi, phong hóa của đất đá và do tác động của con người như rác thải, nước thải… mangan được tích tụ trong các nguồn nước khác nhau như ao, hồ sông, suối, biển… gọi chung là nước bề mặt rồi từ nước bề mặt mangan sẽ ngấm vào những mạch nước trong lòng đất mà ta gọi là nước ngầm. Đó là lí do vì sao mangan có mặt trong nguồn nước ngầm.


Ở Việt Nam, rất nhiều nghiên cứu gần đây đã cho thấy sự nồng độ của mangan trong nước ngầm hoặc nước giếng khoan của khu vực đồng bằng sông Mê Kông và đồng bằng châu thổ sông Hồng (bao gồm Tp. Hồ Chí Minh và Tp.Hà Nội – 2 thành phố đông dân nhất cả nước) cao hơn mức cho phép nhiều lần.







Ngoài ra, còn có ô nhiễm mangan trong không khí do sự phát thải của các khu công nghiệp, do đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, hoặc từ phát thải của các động cơ sử dụng xăng dầu


Xem thêm: 

Thiết bị lọc nước nhiễm phèn gia đình

Cách nhận biệt nước sinh hoạt nhiễm mangan

 

Và điểm nhận biết rõ ràng hơn của nước nhiễm mangan đó là:

– Nước có màu đục

– Có mùi tanh

– Có lớp cặn màu đen

Chúng ta có thể nhận biết nước nhiễm mangan theo những cách sau:


Cách thứ nhất: Chúng ta có thể kiểm tra ở xí bệt bồn cầu, bồn chứa nước nếu có bám cặn đen chứng tỏ nguồn nước bị nhiễm mangan

Cách thứ 2: Cắt đường ống dẫn nước nếu thấy cặn màu đen trong đường ống thì nguồn nước gia đình bạn đã bị nhiễm mangan

Cách thứ 3: Kiểm tra các dụng cụ thiết bị chứa nước có bị ố vàng hay không. Tuy nhiên nguồn nước nhiễm phèn sắt cũng gây ố vàng nên rất khó phân biệt

Cách thứ 4: Ngửi mùi của nước nếu có mùi tanh thì nguồn nước gia đình bạn đang nhiễm kim loại nặng

Tác hại của mangan

Đối với con người 

Theo một nghiên cứu của tổ chức WHO một cậu bé 10 tuổi dùng nước sinh hoạt có nồng độ mangan cao gấp 3 lần so với tiêu chuẩn cho phép của WHO (0,4 mg/L) trong thời gian 5 năm có biểu hiện khả năng ghi nhớ dưới mức trung bình. Nhiễm độc mangan từ nước uống làm giảm khả năng ngôn ngữ, giảm trí nhớ, giảm khả năng vận dụng sự khéo léo của đôi tay và tốc độ chuyển động của mắt. Phơi nhiễm mangan lâu dài (hơn 10 năm) đã dẫn đến những triệu chứng thần kinh không bình thường ở người cao tuổi như dáng đi và ngôn ngữ bất thường.


Mangan không nguy hiểm như các loại ô nhiễm như asen, chì, thủy ngân,… Nhưng nếu hấp thụ mangan trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng tới hệ thần kinh, tạo ra một hội chúng giống với bệnh Parkinson (chứng bệnh rối loạn vận động, cứng cơ, run tay, rối loạn tư thế, dáng đi). 


Mn đặc biệt có hại cho trẻ. Cơ thể trẻ em với những kết cấu chưa được hoàn thiện. Chúng có thể hấp thụ được rất nhiều Mn trong khi tiết thải ra ngoài thì rất ít. Điều đó dẫn đến sự tích tụ Mn trong cơ thể trẻ và gây ra hậu quả nghiêm trọng. Do vậy, các chuyên gia y tế vẫn khuyến cáo phụ nữ mang thai và trẻ em tuyệt đối tránh tiếp xúc và sử dụng nguồn nước nhiễm Mn.

Sinh hoạt hằng ngày 

Nước nhiễm mangan không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe mà còn tác động tới đời sống sinh hoạt của chúng ta. Nó làm nhanh hỏng các thiết bị trong gia đình đồ đạc hoen rỉ, ố màu…


Ngoài ra mangan còn lắng cặn gây tắc đường ống, gây ra những vết ố bẩn trên tất cả những thứ mà nó tiếp xúc. Vì vậy, sử dụng nước hằng ngày để lau rửa, giặt giũ sẽ gây ảnh hưởng đến độ bền của đồ dùng. Đặc biệt, giặt quần áo bằng nước nhiễm Mn sẽ hình thành những vết bẩn màu nâu, đen do quá trình oxy hóa gây ra.


Cách xử lý nước nhiễm mangan đơn giản

Có rất nhiều cách xử lý nước nhiễm mangan như phương pháp làm thoáng, sử dụng bể lắng, sử dụng hóa chất, Xây bể lọc nước, Sử dụng hệ thống lọc tổng … Bài viết này Bếp Hưng Huy chỉ giới thiệu 2 giải pháp xử lý nước nhiễm mangan hiệu quả được sử dụng phổ biến hiện nay.

Xử lý nước nhiễm mangan bằng bể lọc nước

Sử dụng phương pháp xử lý nước nhiễm mangan bằng phương pháp xây bể lọc là phương pháp được sử dụng phổ biến từ lâu. Cách xây bể lọc nước như sau:


+ Xây bể lọc


Bể xây có kích thước (DxRxC ứng với 80cm x 80cm x 1m hoặc kích thước tương ứng với vị trí lọc). Ngoài ra, bạn có thể tận dụng những vật liệu như thùng nhựa, thùng Inox có thể tích 200 (lit) trở lên. Quan trọng nhất của bể lọc chính là chiều cao tối thiểu từ 1m trở lên.

Phần phía dưới đáy bể dùng ống lọc nhựa PVC 48 hoặc lưới Inox nhỏ, để làm ống thu nước. Nó có tác dụng ngăn không cho vật liệu lọc chảy ra theo nguồn nước.


+ Đổ vật liệu lọc (Từ dưới lên trên)


Sỏi: Đầu tiên là lớp sỏi nên dùngsỏi nhỏ kích thước 0,5 – 1cm nên đổ khoảng 10cm lớp dưới bể. Sỏi có tác dụng làm thoáng ống lọc, chống tắc cho hệ thống ống lọc.

Cát vàng hoặc cát thạch anh: vật liệu thứ 2 là cát nên đổ vào bể dày từ 25 – 30 cm. Lớp cát này có tác dụng ngăn vật liệu lọc chính lẫn vào lớp sỏi, gây tắc ống lọc.

Cát mangan: vật liệu thứ 3 là cát mangan dùng xử lý nước nhiễm Mangan, và là chất xúc tác khử sắt.

Than hoạt tính: vật liệu thứ 4 là than hoạt tính nên đổ vào bể có độ dày 10cm. Than hoạt tínhcó tác dụng hấp thụ tốt các chất gây màu, gây mùi có trong nước. Tuy nhiên bạn không nên dùng than HOA, nên chọn mua than hoạt tính làm từ gáo dừa là tốt nhất.


Bạn có thể xem thêm giải pháp: https://bephunghuy.com/danh-muc/loc-tong-dau-nguon

Nhận xét

Bài đăng phổ biến